Chào mừng bạn đến với Nhalamabaoloc.com một trang web tuyệt vời chứa đựng một thư viện sách đa dạng, từ văn học đến khoa học và nhiều thể loại khác nữa. Không chỉ có những câu chuyện thú vị, điều tuyệt vời hơn là tất cả đều được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Đây là nơi không chỉ mang đến những phút giây giải trí thú vị mà còn là một nguồn kiến thức phong phú, thông điệp xã hội sâu sắc và những trải nghiệm đậm chất con người và cuộc sống.
Hãy đến với “Thư Viện Sách Hay“ trên trang web Nhà Lamia Bảo Lộc để bắt đầu một cuộc hành trình phiêu lưu trong thế giới vô tận của tri thức, sáng tạo và đam mê. Tất cả những điều này được đong đầy trong những cuốn sách quý báu đang chờ đón bạn.
Bạn đang xem bài viết “Thư Viện Sách” Xây Dựng Cộng Đồng Học Tập trong danh mục “Thư Viện Sách Khoa Học Kỹ Thuật“ Chúc bạn có những trải nghiệm đọc sách thú vị và thoải mái!
Giới Thiệu “Thư Viện Sách” Xây Dựng Cộng Đồng Học Tập
“Tôi đang nhớ lại niềm hạnh phúc khi cuốn sách này được đọc bởi các giáo viên, các nhà nghiên cứu giáo dục chân chính và nhiệt huyết của Việt Nam. Đây là cuốn sách thứ hai của tôi được dịch sang tiếng Việt, sau cuốn Cộng đồng học tập: Mô hình đổi mới nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) đã xuất bản 6 năm trước. Tuy nhiên, tầm nhìn, triết lý và hệ thống hoạt động của Cộng đồng học tập đã bắt đầu hình thành tại Việt Nam với tư cách là một dự án phát triển giáo dục của JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) cách đây gần 15 năm, từ năm 2006. Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với sự nỗ lực của những người đi trước. Bên cạnh đó, chúng tôi đã bổ sung thêm một chương cho cuốn sách bằng luận văn “Một số giáo viên đón nhận Nghiên cứu bài học” của anh Tsukui Atsushi thuộc Trung tâm Phát triển Quốc tế Nhật Bản (IDCJ) để độc giả hiểu được quá trình phát triển của Cộng đồng học tập tại Việt Nam.
Cho đến nay, tôi đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Tiểu học Bích Sơn (huyện Việt Yên) và một số Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường học ở tỉnh Bắc Giang. Tôi luôn ấn tượng trước những nỗ lực chân thành và nhiệt huyết của các giáo viên và học giả giáo dục Việt Nam trong việc đổi mới nhà trường. Tôi cũng rất xúc động trước sự đáng yêu của những em học sinh trong sáng và tốt bụng. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bài học, việc học và nhà trường Mô hình thế kỉ XXI mang tên Cộng đồng học tập tại Việt Nam.”
– Trích Lời Giới Thiệu cho bản dịch Tiếng việt.