Chào mừng bạn đến với Nhalamabaoloc.com một trang web tuyệt vời chứa đựng một thư viện sách đa dạng, từ văn học đến khoa học và nhiều thể loại khác nữa. Không chỉ có những câu chuyện thú vị, điều tuyệt vời hơn là tất cả đều được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Đây là nơi không chỉ mang đến những phút giây giải trí thú vị mà còn là một nguồn kiến thức phong phú, thông điệp xã hội sâu sắc và những trải nghiệm đậm chất con người và cuộc sống.
Hãy đến với “Thư Viện Sách Hay“ trên trang web Nhà Lamia Bảo Lộc để bắt đầu một cuộc hành trình phiêu lưu trong thế giới vô tận của tri thức, sáng tạo và đam mê. Tất cả những điều này được đong đầy trong những cuốn sách quý báu đang chờ đón bạn.
Bạn đang xem bài viết “Thư Viện Sách” Lăng Gia Long trong danh mục “Thư Viện Sách Lịch Sử – Địa Lý Tôn Giáo“ Chúc bạn có những trải nghiệm đọc sách thú vị và thoải mái!
Giới Thiệu “Thư Viện Sách” Lăng Gia Long
Ấn phẩm thứ hai thuộc bộ sách “Huế kỳ bí” có tên “Lăng Gia Long” – tác giả là Linh mục Léopold Cadière, với phần thơ của Charles Patris. Ngay sau khi Hội những người bạn Cố đô Huế được thành lập, L. Cadière đã tham gia Dự án nghiên cứu lập bản đồ lăng mộ tang lễ vùng phụ cận Huế và hội này đã sớm có được những con số tổng hợp đầu tiên rất ấn tượng. Năm 1928, trên tập san Đô thành hiếu cổ (tên gọi quen thuộc hơn của tập san Những người bạn Cố đô Huế), chính L.Cadière đã công bố bài viết đầu tiên về chủ đề “Lăng mộ của người An Nam trong vùng phụ cận Huế”.
Ngược về thượng nguồn qua ngả đồi Nam Giao, ngang qua quần thể lăng Thiệu
Trị để vào hữu ngạn Hương Giang, băng qua khe Chu Ê để đến ngã ba Chợ Tuần, vượt qua bến đò Lăng Gia Long, rồi đi dọc bờ sông Tả Trạch một quãng đến làng Định Môn. “Ngự đạo”, con đường từ tả ngạn sông dẫn vào lăng vị vua nổi tiếng triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long dần hiện ra dẫn ta vào một trong những nơi huyền bí của vùng đất Huế. Quần thể lăng Gia Long giấu mình trong những vạt đồi, thung lũng, rừng cây, con suối, ẩn hiện một cách nhẹ nhàng. Từ đây, chúng ta được tác giả giới thiệu tỉ mỉ từng công trình một của quần thể với những phân tích khảo cứu kỹ lưỡng, mô phỏng một bức tranh toàn diện về dấu ấn triều đại xưa.
Qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, cùng những quan niệm nhân sinh quan mà chính Gia Long đã gửi vào quần thể lăng tẩm mình. Bên cạnh đó “Lăng Gia Long” không những là một khảo cứu tỉ mỉ, mà nó còn mang giá trị ứng dụng rất cao, khi tác giả tập sách với ngòi bút khoáng đạt và lịch lãm của mình đã hướng tới một cuốn sách mà ngày nay ta quen gọi là sách “Hướng dẫn du lịch” – rất chuyên nghiệp – và phục vụ mục tiêu “du lịch tâm linh”.
Qua thiên khảo cứu này của L. Cadière, bạn đọc có thể biết thêm những “sử liệu” sống động liên quan đến một trong những lăng tẩm lớn nhất, tiêu biểu nhất của xứ Huế: Lăng Gia Long, cũng như chúng ta có dịp được nghiệm sinh sâu sắc hơn trong “đời sống tâm linh”, thế giới bên kia của các đấng đế vương triều Nguyễn và những giá trị văn hóa nghệ thuật vật thể hay phi vật thể ở không gian đặc biệt này quanh Cố đô Huế.