Chào mừng bạn đến với Wesite Nhalamiabaoloc.com chuyên mục “Truyện Dân Gian“
Các bạn đang xem “Truyện Dân Gian“ thuộc bài viết Chỉ có một cách “Truyện Dân Gian”
Truyện Dân Gian là một loại văn học truyền miệng được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng cụ thể. Các câu chuyện dân gian thường được kể lại qua lời kể, bài hát, hoặc diễn xuất trong các sự kiện truyền thống. Truyện Dân Gian thường dựa trên các tình huống, nhân vật, và sự kiện từ cuộc sống hàng ngày của người dân và thường chứa các yếu tố truyền thống, tâm linh, và triết học của một nền văn hóa cụ thể.
Truyện Dân Gian không chỉ là một phần quan trọng của văn hóa mà còn là nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ, nhà văn, và những người nghiên cứu văn học. Chúng thường thể hiện sự phong phú và đa dạng của thế giới văn hóa và tạo ra những kết nối sâu sắc giữa con người và câu chuyện.
Mời các bạn đọc “Chỉ có một cách “Truyện Dân Gian”” Đọc Truyện Online Miễn Phí tại Website Nhalamiabaoloc.com
Chỉ có một cách “Truyện Dân Gian”
Lần đó, giữa triều đình, trượt mặt vua ta và bá quan văn võ, sứ Tàu đưa ra một chai nước, bảo là loại nước thơm đặc biệt, quà sứ thần tặng vua ta. Nước thơm được đóng kín trong chai đúc liền thành một khối thủy tinh. Chắc là thứ nước ấy phải quý lắm. Mà sứ Tàu cũng oái oăm, đóng nước vào chai không có nút thì lúc mở làm sao mở lấy được. Thì chính hắn làm thế là cố ý muốn xỏ vua ta. Phen này một chứ mười Trạng Quỳnh khéo cũng bí. Sứ Tàu hí hửng chờ kết quả cuộc đấu trí mà hắn đã hoàn toàn nắm thế chủ động.
Giữa lúc cả triều đình đang lúng túng, không rõ sứ Tàu đưa cái trò nước đóng chai kín này ra để làm gì, thì hắn dõng dạc nói xách mé, như thách đố và đe dọa:
– Đố làm cách gì lấy được nước?
Hắn có hàm ý hẳn hoi, nước vừa chỉ thứ nước lỏng thơm đặc biệt ở trong chai đóng kín kia, vừa ám chỉ rằng: các ông mà không biết điều thì chúng tôi lấy mất nước đấy.
Ồ, hắn lại đố: Làm cách gì lấy được nước? Khó thật, vua ta đưa mắt ra hiệu cho Quỳnh. Quỳnh ung dung tiến lại gần chỗ để chai, rồi bảo sứ Tàu:
– Ông giở cái trò xiếc này ra kể cũng cao tay. Chai không có nút thì làm sao lấy được nước?
– Tài trí hơn nhau ở chỗ đấy, ông Trạng!
– Vậy thì chả có gì là khó: Muốn lấy được “nước” thì chỉ có một cách, mà cách này thì thiệt hại thuộc về phía các ông.
– Cách gì?
– “Đánh!” tôi nhắc lại, các ông thiệt đấy! Đánh! – Choang!
Sứ Tàu bị bất thần, mồ hôi toát ra như tắm, vẫn kịp giở trò bắt đền vì Quỳnh làm vỡ chai. Bấy giờ Quỳnh mới ung dung nói:
– Ông đố lấy nước, chứ không giao hẹn phải giữ nguyên chai. Thiết tưởng muốn lấy nước thì phải đánh mà lấy. Mà đánh thì vỡ chai, thiệt hại thuộc về quý quốc.
Sứ nhà Thanh sợ xanh cả mặt và nhà vua Thanh không dám cất quân đánh nước ta nữa.